» CG2O MEDIA ONLINE




ღ Trang up ảnh cho thành viên : Server 1 - Server 2
-------------------------------------------------------------------------------------
ღ CG2O MUSIC : nhạc 1 - nhạc 2
-------------------------------------------------------------------------------------
ღ CG2O YÊU CẦU BÀI HÁT : Con Đường Đến Trường - Tam Ca Áo Trắng
-------------------------------------------------------------------------------------
ღ NGƯỜI GỬI - NGƯỜI NHẬN : ~BUIDOI~ - 4rum
-------------------------------------------------------------------------------------
ღ Với lời nhắn :chúc tất cả menber vui vẻ cung diễn đàn!!!

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cho Ðiểm Chủ Ðề Này - Đình An Nghĩa
Đình An Nghĩa Spacer10
Đình An Nghĩa Spacer10 Bài gửiThời gian: Đình An Nghĩa EmptyFri Jul 13, 2012 7:08 pm Đình An Nghĩa Spacer10
#1
Đình An Nghĩa Spacer10
Aunguyen
Aunguyen
LỚP TRƯỞNG A3
LỚP TRƯỞNG A3
giới tính : Nam
128
Điểm số : 649
Đánh giá : 6
Tham gia : 14/06/2012
http://camgiang2.com
love Đình An Nghĩa

Di tích lịch sử - văn hóa đình An Nghĩa thuộc thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Di tích nằm tại trung tâm thôn An Nghĩa, nhân dân lấy tên thôn đặt tên cho đình. Ngoài ra, đình còn có cách gọi nôm là đình Nghĩa. Di tích gắn liền với tên thôn từ trong lịch sử.

Lai Cách là mảnh đất hình thành khá sớm trong lịch sử. Thời Trần, địa danh của thị trấn ngày nay là hai làng Vân La Xá và Cách Chỉ Trang. Thời Lê và thời Nguyễn, là hai xã Vũ Xá và Lai Cách. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai xã Vũ Xá và Lai Cách thuộc tổng Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Lúc đó, xã Vũ Xá có 4 thôn: Hoàng Đường (tục gọi là làng Vàng), Thiên Trụ (tục gọi là làng Trụ), Nhu Trạch (tục gọi là làng Chằm) và thôn Tiền. Xã Lai Cách có 7 thôn: An Nghĩa, Bản Hóa (tục gọi là làng Bầu), Ngũ Mã (tục gọi là Ngọ), Ngũ Phúc (tục gọi là làng Năm),Trung Đàm (tục gọi là làng Đìa), Khải Đễ (tục gọi là làng Bễ) và thôn Lỗ Mãng. Năm 1947, xã Vũ Xá và xã Lai Cách sáp nhập, lấy tên là Lai Cách, xã có tới 11 thôn và giữ nguyên địa danh của hai xã cũ. Năm 1955, sau cải cách ruộng đất, thôn Lỗ Mãng chuyển sang thôn Quý Dương, xã Tân Trường, thôn Bản Hóa tách ra thành hai thôn mới là thôn Roi và thôn Lẻ. Năm 1998, xã Lai Cách được chuyển thành thị trấn Lai Cách. Ngày 17 tháng 1 năm 2001, thị trấn Lai Cách thành lập 7 khu dân cư. Hiện nay, thị trấn Lai Cách có tới 13 thôn là: Đìa, Năm, Ngọ, Bầu, Bễ, Roi, Gạch, Tiền, Chằm, Trụ, Hoàng Đường và An Nghĩa; 7 khu dân cư được thành lập tại khu công nghiệp và xung quanh cơ quan huyện Cẩm Giàng.

Thị trấn Lai Cách là địa phương nằm cận kề với khu đô thị phía Tây của thành phố Hải Dương, có 5 km quốc lộ số 5 chạy dọc phía Nam, 2 km đường sắt chạy dọc phía Bắc, có đường liên huyện, liên tỉnh chạy qua. Với lợi thế giao thông, việc giao lưu kinh tế, văn hóa có tác động trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân địa phương. Cùng với sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn thị trấn có các cơ quan huyện, 28 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, 1 khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Vì vậy, số cán bộ, công nhân chiếm tỉ lệ cao, nên phát triển nhiều hộ kinh doanh, dịch vụ làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân (từ 6,2 - 6,7 triệu đồng/1 năm/1 người (số liệu tính đến tháng 1 năm 2005).

Thị trấn Lai Cách là một vùng đất được hình thành khá sớm trong lịch sử, mỗi thôn, làng đều có đình, chùa, miếu. Trải qua chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, nhiều di tích lịch sử đã bị phá huỷ. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn còn lại 3 ngôi chùa thờ Phật, 1 nhà thờ thánh Kitô. Riêng thôn An Nghĩa có 1 ngôi chùa, đình An Nghĩa là di tích đã được xếp hạng quốc gia vào ngày 17 tháng 1 năm 2006.

Căn cứ vào cuốn thần tích do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính, phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và Quản giám Bách Thần tri điện hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng sao vào năm 1742; Căn cứ vào sắc phong, bia ký, đại tự, câu đối và các tài liệu có liên quan cho biết: Đình An Nghĩa là nơi tôn thờ Thành hoàng làng là Đào Thanh Vân, là một trong năm anh em họ Đào, từng có công giúp vua Hùng Duệ Vương dẹp loạn vùng Tuyên Quang và đánh bại nhà khi chúng gây nội chiến. Sự kiện này có thể tóm tắt như sau:

Vào thời Hùng Duệ Vương, tại thành Phong Châu có một gia đình họ Đào, tên huý là Tạo, là người thông minh xuất chúng, văn võ toàn tài. Ông được Hùng Duệ Vương cử làm quan ở huyện Đa Cẩm (nay là huyện Cẩm Giàng), châu Hồng, đạo Hải Dương. Vợ Tạo công là em của Hùng Duệ Vương, tên là Vĩ Nương. Hai vợ chồng cùng vài chục gia thần trông nom, cai quản vùng đất rộng lớn. Được 5 - 6 năm, Vĩ Nương đi thuyền về đến kinh đô Việt Trì, đến đầu sông Bạch Hạc thì thuyền bị chìm mà hóa. Tạo công nhớ nhung vô hạn, thương tiếc người vợ hiền, tài giỏi, nhất mực thuỷ chung.

Bấy giờ, tại huyện Đa Cẩm, trang Cách Chỉ (nay là thị trấn Lai Cách) có người họ Lý tên là Nghiêm, làm Võ Bá Hầu của triều Hùng, cũng lấy em gái của Hùng Vương tên là Hùng Thị Cung, vốn người nhân đức, hiền dịu. Hai vợ chồng ngoài 50 tuổi, chỉ có một người con gái đang độ xuân xanh, xinh đẹp tuyệt trần, tên là Quý Nương, công, dung, ngôn, hạnh tứ đức vẹn toàn, đã 18 tuổi nhưng chưa chọn được người vừa ý. Tạo công mất vợ rất buồn phiền. Thấy vậy, vua liền thân chinh đi tìm duyên làm mối cho Tạo công. Rồi Tạo công và Quý Nương nên duyên chồng vợ và trở thành đôi trai tài, gái sắc, đều là người nhân đức, hiền lành. Sống với nhau họ sinh được 5 người con trai, khôi ngô tuấn tú và đặt tên con trưởng là Đào Bạch Vân, con thứ hai là Đào Thanh Vân, con thứ ba là Đào Hắc Vân, con thứ tư là Đào Xích Vân và con thứ năm là Đào Hoàng Vân. Cha mẹ cho các con học Hải tiên sinh, cả 5 anh em đều tinh thông kim cổ, văn võ kiêm toàn, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, không sự việc nào là không biết, không sự vật nào là không hay, thích cung nỏ, đọc sách, binh thư. Thời gian sau, cha mẹ đều qua đời. Vua Hùng Duệ Vương vô cùng thương tiếc, gia phong cho hai chữ "Cư sĩ" và cho an táng tại phía Tây kinh thành.

Sau khi mãn tang cha mẹ, năm anh em đều được vua phong là bậc "Đại phu", chuyên uỷ thác lo việc chính sự quốc gia.

Truyền rằng: Tại đạo Tuyên Quang, quận Tụ Long, có một gia đình họ Trương, tên Lý, vợ là Thôn Thị Huyền, sinh 4 người con trai đều có tính hung dữ. Chúng tổ chức thành đội quân cố ý làm loạn, gây oán hận trong lòngdân. Triều đình đã nhiều lần cử tướng sĩ đánh dẹp mà không được. Vua vô cùng lo lắng.

Lúc này, Đào Thanh Vân cùng 4 anh em xin vua cho phép cầm quân đi dẹp giặc. Vua vô cùng cảm kích, cấp ngay cho 70 vạn quân tiến đánh giặc cướp. Dưới sự chỉ huy của năm anh em họ Đào bọn tạo phản tan rã nhanh chóng, đất nước yên bình. Vua mở tiệc lớn chúc mừng và ban thưởng cho 5 anh em vàng bạc, châu báu 500 cân, miễn cho dân trang Cách Chỉ binh lương, thuế khóa. Sau đó, Đào Thanh Vân cùng 4 anh em trở về bản trang sinh sống, chia trang Cách Chỉ thành 7 khu: Khu 1 là An Nghĩa, khu 2 là Bản Hóa, khu 3 là Ngũ Mã, khu 4 là Ngũ Phúc, khu 5 là Trung Đàm, khu 6 là Khải Đễ và khu 7 là Lỗ Mãng, lấy khu Trung Đàm là nơi thờ phụng cha mẹ.

Về quê, Đào Thanh Vân cùng các anh em lập cung đồn ở bản trang, khuyến dậy dân việc nông trang, canh cửi, từng bước ổn định đời sống.

Được một thời gian, nước ta bị quân Thục gây nội chiến, Đào Thanh Vân và 4 anh em kêu gọi nhân dân trong trang đứng lên cùng triều đình đánh quân Thục. Trang Cách Chỉ đã có 60 người, quân triều đình có 30 vạn chia thành 5 đạo, tiến thẳng đến nơi quân Thục đóng, giao tranh một trận lớn, quân Thục đại bại, tướng Thục thua trận tháo chạy. Đất nước ta trở lại thanh bình. Vua phong cho Đào Thanh Vân và 4 anh em hai chữ "Đại Vương". Một thời gian sau, năm anh em lần lượt qua đời. Vua vô cùng thương tiếc, ghi nhớ công lao, cho phép trang Cách Chỉ đón thần hiệu về lập miếu phụng thờ, xuân thu sai quan triều đình về tế lễ, muôn đời hưởng huyết thực, giao cho làng An Nghĩa thờ Đào Thanh Vân, các làng khác trong trang thờ cha mẹ, 4 anh em Đào Bạch Vân, Đào Hắc Vân, Đào Xích Vân và Đào Hoàng Vân.

Tương truyền: Đến các triều đại Trần - Lê - Nguyễn, 5 anh em đều linh thiêng hiển ứng, được các triều đại ban nhiều sắc phong. Hiện nay, đình An Nghĩa còn lưu giữ 2 đạo sắc của vua Khải Định phong cho Đào Thanh Vân, người từng có công giúp nước, cứu dân.

Hàng năm, đình An Nghĩa diễn ra 4 kỳ lễ, lễ hội: Ngày Khánh hạ vào ngày mùng 4 tháng Giêng và 15 tháng 8 âm lịch; Ngày sinh thần mùng 10 tháng 4; Ngày hóa thần mùng 2 tháng 12 và ngày đình đám mùng 10 tháng 11.Trong đó, kỳ lễ hội tháng Giêng là lễ hội lớn nhất trong năm.

Theo lệ cũ: Lai Cách có 7 làng thì 7 làng đều có đình, miếu thờ bố mẹ và 5 vị Thành hoàng. Do vậy, lễ hội mùa xuân có sự gắn bó mật thiết với nhau. Vào ngày mùng 4 tháng Giêng, ở tất cả các đình đều tổ chức lễ hội, nhưng mỗi năm lễ hội chỉ mở có quy mô lớn ở một đình.Theo qui định vào ngày mùng 4 tháng Giêng, mỗi đình phải tổ chức thành một đoàn rước đến tế lễ ở nơi thờ bố mẹ tại khu Trung Đàm. Sau đó, rước ra đình làng Bản Hóa là nơi thờ anh cả Đào Thanh Vân, để năm anh em gặp nhau sau một năm xa cách. Sau nghi lễ, các chức dịch, kỳ hào của các làng tổ chức cúng lễ làm thủ tục xin âm dương để được mở lễ hội. Di tích nào trong năm được mở lễ hội thì sẽ không được xin âm dương, làng nào xin được âm dương sẽ được tổ chức lễ hội lớn trong năm kế tiếp. Cứ như vậy, sau 5 năm lễ hội lại được tổ chức với quy mô lớn ở một di tích.

Dưới thời phong kiến, làng An Nghĩa là một làng lớn, dân đông, việc tổ chức lễ hội khá hoành tráng. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày: Mùng 4, mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng, trong đó ngày mùng 4 là ngày trọng hội. Trong lễ hội, có nghi lễ rước thần từ đình ra miếu và văn chỉ, tế lễ tại đó và rước về đình làm lễ. Ngày mùng 6, có nghi thức rước thần ra miếu, tế yên vị và kết thúc lễ hội.Trong những ngày lễ hội, tại di tích diễn ra nhiều trò chơi dân gian về ban ngày, hát tuồng, chèo, hát đúm về ban đêm...Lễ hội đình An Nghĩa là lễ hội lớn của cả vùng.

Từ sau năm 1946 đến nay, lễ hội chỉ mở ở quy mô nhỏ, thời gian ngắn, phù hợp với đời sống mới.

Đình An Nghĩa được nhân dân khởi dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII), trùng tu và sửa chữa dưới thời Nguyễn vào các năm 1829, 1861, 1866, 1867, 1891, 1906,1909 và những năm 2003, 2004. Công trình có kiến trúc kiểu chữ Nhị ( = ) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung.

Đại bái gồm 3 gian chính và 2 gian dĩ, kết cấu kiểu đao tàu déo góc. Phần mộc gồm 4 vì kèo chính, trong đó 2 vì kèo gian trung tâm có kết cấu kiểu “chồng rường”, 2 vì kèo gian bên lại có kết cấu kiểu “kẻ chuyền giá chiêng”. Các hàng cột gian dĩ hạ khoảng, liên kết với 2 vì kèo gian bên tạo cho công trình có kiến trúc đẹp. Trên một số chi tiết như đầu bẩy, đầu dư, xà nách...các nghệ nhân dân gian đã tạo ra các bức chạm khá nghệ thuật. Đề tài chủ yếu của các bức chạm này là tứ linh”, “tứ quí”, “cúc hóa long”, “trúc hóa long”, “lá lật”...khá sinh động. Đây là những tiêu bản quí giúp ta khi phục hồi các bức chạm cùng thời. Móng, tường xây bằng gạch chỉ, mái lợp ngói mũi hài, trên bờ cánh, bờ nóc có nhiều phù điêu đẹp mắt, 4 đầu đao kép “rồng chầu phượng mớm’ khá đẹp. Trên bờ nóc có phù điêu “lưỡng long chầu nguyệt”, bờ cánh có các con trối khá tinh tế. Đại bái là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị.

Hậu cung đình An Nghĩa có 3 gian, đã bị giải hạ, nay được khôi phục lại trên nền móng cũ, kết cấu khung vì theo kiểu “giá chiêng” nhưng chất liệu bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói mũi. Công trình đồng bộ với tòa đại bái.

Đương thời, đình An Nghĩa có hệ thống cổ vật phong phú, trải qua chiến tranh và thiên nhiên, nhiều cổ vật, di vật và đồ thờ tự đã bị mất mát và hư hại. Hiện nay, di tích còn lưu giữ được một số cổ vật có chất liệu gỗ, giấy, gốm đặc biệt là hệ thống bia hậu thần gồm 6 chiếc, có niên đại từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII) đến thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX), ghi chép rất rõ việc công đức, tu bổ, tôn tạo đình từ những thế kỷ trước.

Từ sau khi di tích được xếp hạng, Ủy ban nhân dân thị trấn Lai Cách đã củng cố Ban quản lý di tích, tiếp tục động viên nhân dân cùng chính quyền địa phương tu bổ, tôn tạo di tích, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

Hải Dương - Di tích và Danh thắng
Đình An Nghĩa Spacer10 Đình An Nghĩa Spacer10

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Liên kết bạn bè----Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất